Kết thúc phiên giao dịch 25/05/2021, chỉ số VNINDEX đóng cửa ở 1,308.6, tăng 10.6 điểm (+0.82%) so với phiên trước. Khối lượng giao dịch khớp lệnh suy giảm (-4.8%) so với phiên trước và duy trì dưới mức trung bình 20 phiên. Thanh khoản thị trường đạt 21,246.3 tỷ VNĐ, trong đó thanh khoản khớp lệnh giảm 2,348.9 tỷ VNĐ so với phiên trước. Khối ngoại có phiên bán ròng thứ 15/16 phiên của tháng 5, ở mức thấp nhất trong tháng 5 là 45.3 tỷ VNĐ. Tổng bán ròng tích lũy trong tháng 5 đạt 10,254.8 tỷ VNĐ.
Độ rộng thị trường duy trì ở mức cân bằng giữa các mã tăng và giảm điểm trong suốt thời gian giao dịch. Sàn HOSE đóng cửa ở với 212 mã tăng, 193 mã giảm, 60 mã đứng giá và rổ chỉ số VN30 có 18 mã tăng, 8 mã giảm, 4 mã đứng giá. Các mã tăng điểm thể hiện độ sâu lớn và tạo động lực hỗ trợ chỉ số tăng điểm. Ở chiều tăng giá, chỉ số thị trường chịu tác động lớn nhất từ hai mã VCB, HPG (+4.1 điểm), tiếp đến đa số các cổ phiếu ngân hàng khác như MBB, BID, SSB, TCB, TPB. Trong khi đó, ở chiều ngược lại, mã VHM có ảnh hưởng lớn nhất (-1.2 điểm) và 9 mã tiếp theo có độ sâu hẹp (-1.0 điểm). Trong ngày giao dịch, các nhóm thể hiện đà tăng tích cực là vật liệu xây dựng, khai khoáng, chứng khoán.
Chỉ số VNINDEX hình thành mẫu nến tăng điểm thứ 5 liên tiếp với thân trung bình, nằm lên phía trên so với thân nến phiên trước. Động lượng gia tăng trở lại lên vùng quá mua, lực cầu thể hiện sự áp đảo do với lực cung. Chỉ số vận động trong kênh giá tăng ngắn hạn và có xu hướng đi ngang tích lũy nền giá để duy trì xu hướng tăng.
Hỗ trợ: 1298,1289, 1278, 1273.
Chỉ số hợp đồng phái sinh VN30F1M duy trì kênh tăng giá với tâm lý thận trọng và động lượng gia tăng trở lại. Ở vị thế hiện tại, động lượng co hẹp dần, chỉ số có xu hướng đi ngang để tích lũy lại động lượng và tìm kiếm sự đồng pha trong kì vọng thị trường. Các mức hỗ trợ ngắn hạn là các điểm giúp giảm áp lực tâm lý bán của chỉ số.
Kháng cự: 1443, 1439.
Hỗ trợ: 1434, 1428,1423.