Thị trường rơi sâu trong trạng thái tiêu cực về tâm lý chung

Chỉ số VNINDEX hình thành mẫu giảm điểm thân dài (tương đương mẫu Bearish Marubozu) rơi tạo gap so với hai mẫu nến hẹp liền trước và đóng cửa ở mức thấp nhất kể từ tháng 8/2021. Giá đóng cửa rơi sâu xuống dưới các đường EMA6, EMA20, EMA50.
Khối lượng khớp lệnh gia tăng so với phiên trước nhưng nằm dưới mức trung bình 20 phiên. Chỉ báo RSI tiếp diễn suy giảm dưới kênh giảm chính từ đầu tháng 1 và suy giảm trở lại vùng quá bán. Lực cầu tiếp diễn suy yếu dưới áp lực đà bán.
Chỉ số VNINDEX tiếp cận trở lại vùng hỗ trợ 1254-1260 với lực cầu yếu và suy giảm trong trạng thái "ảm đạm" của đà giảm kéo dài hơn 1 tháng qua. Chỉ số tiếp diễn tìm điểm cân bằng khi trạng thái tâm lý tiêu cực đè nặng. Nhà đầu tư quản trị rủi ro, chờ đợi thị trường cân bằng trở lại và tìm kiếm các cơ hội dài hạn khi đà giảm tạo ra các cổ phiếu có mức giá tốt. Xu hướng tăng lãi suất trên thế giới tạo ra giai đoạn dòng tiền thận trọng và suy giảm thanh khoản nhưng các triển vọng dài hạn của nền kinh tế Việt Nam  vẫn là yếu tố hỗ trợ cho thị trường chung khi tâm lý tiêu cực ngắn hạn được giải tỏa.
Kháng cự:1321
Hỗ trợ:1254 và 1200


Phiên giao dịch ngày 09/05/2022, chỉ số phái sinh VN30F1M có phiên tiếp diễn suy giảm với biên độ gia tăng 4 phiên liên tiếp khi chỉ số VN30 thể hiện áp lực tâm lý lớn khi 30/30 mã giảm điểm. Mức gap âm tiếp diễn duy trì thể hiện tâm lý kì vọng thấp và chờ đợi.
Chỉ số RSI tiếp diễn suy yếu dưới ênh giảm chính và duy trì đi ngang trong vùng quá bán .Chỉ số  giá nằm dưới các đường EMA6, EMA20.
Ở vị thế hiện tại, áp lực bán lớn và động lượng yếu, lực cầu yếu  và thị trường chung thể hiện tâm lý tiêu cực. Chỉ số có xu hướng dao động đi ngang để giảm dần áp lực bán và dần cân bằng trở lại. Ở giai  đoạn này chỉ số chịu ảnh hưởng lớn từ tâm lý thị trường chung. Nhà đầu tư quan sát lực cầu đều phiên để xác nhận mức độ hồi phục. Kháng cự ngắn hạn là mức để chỉ số xác nhận các cải thiện về xu hướng.

Kháng cự: 1,332 và 1343, 1369
Hỗ trợ: 1,300