RSI - Chỉ báo hữu hiệu bậc nhất trong phân tích thị trường

Để cảm xúc đè lên kế hoạch hoặc hệ thống của bạn là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến thất bại - J. Welles Wilder

1. Tiểu sử :

J. Welles Wilder tác giả ,nhà phân tích thị trường nhà phát minh của nhiều chỉ báo kỹ thuật và hệ thống giao dịch có sức sống trường tồn qua lịch sử phát triển. J. Welles Wilder là cha đẻ của các chỉ báo phân tích kỹ thuật được sử dụng rộng rãi như ATR, ADX, RSI và Parabolic SAR.

Wilder sáng lập Delta Society International, giải thích lý thuyết về hiện tượng Delta vào những năm 1980, về những gì ông đề cập đến trật tự hoàn hảo của thị trường. J. Welles Wilder  tập trung vào các công thức toán học và các chỉ báo giúp mang lại cho anh ấy nhiều lợi nhuận hơn.

Wilder là tác giả của bốn cuốn sách: The Delta Phenomenon; Wisdom Of The Ages In Acquiring Wealth; Adam Theory Of Markets, New Concepts In Technical Trading Systems.

Chỉ báo kỹ thuật RSI được giới thiệu lần đầu vào năm 1978 trong cuốn sách “New Concepts in Technical Trading Systems”.

2.    Chỉ báo kỹ thuật RSI là gì?

RSI ( Relative Strength Index - chỉ số sức mạnh tương đối) là một chỉ báo thuộc nhóm động lượng  thể hiện sự dao động xoay chiều dùng để đo lường tốc độ và sự thay đổi của biến động giá.

Qua đó, chỉ báo RSI đánh giá các điều kiện thể hiện rằng mức giá của tài sản hay cổ phiếu đó được cho là ở mức mua quá mức (overbought) hoặc bán quá mức (oversold)

3.    Công thức tính RSI

Đường RSI được biểu diễn trên biểu đồ là một đường dao động từ khoảng 0-100. Tham số tiêu chuẩn là 14 ngày; nhà phân tích cũng có thể sử dụng tham số 7 – 9 ngày cho chu kỳ ngắn hạn.

Hiện nay, do đã có máy tính hỗ trợ tính toán RSI, nhà đầu tư có thể dễ dàng tìm và hiển thị RSI trên hầu hết các giao diện phổ thông.

4. Một số ứng dụng trong phân tích thị trường

4.1 Tìm đường quá mua (overbought) hay quá bán (Oversold)

Theo lý thuyết cổ điển, ngưỡng từ 70 trở lên được coi là vùng quá mua còn ngưỡng từ 30 trở xuống được coi là vùng quá bán.

Một tài sản hoặc cổ phiếu có RSI ở vùng quá mua hoặc quá bán thường sẽ điều chỉnh mức giá trở lại mức cân bằng hơn và điều này giúp cho nhà đầu tư nắm bắt trạng thái thị trường và ra quyết định đầu tư.Do đó, chúng ta có thể sử dụng RSI ở mức cơ bản nhất như sau:

• Tín hiệu mua: Khi giá tài sản hoặc cổ phiếu ở vùng quá bán, đường RSI cắt lên trên mức 30.

• Tín hiệu bán: Khi giá tài sản hoặc cổ phiếu ở vùng quá mua, đường RSI cắt xuống dưới mức 70.

Chỉ số RSI là một chỉ báo động lượng khá đặc biệt khi thể hiện và chịu ảnh hưởng tính xu hướng của giá. Điều này khiến cho mức quá mua quá bán trở lên linh hoạt trong thực tiễn áp dụng: Trong một giai đoạn tăng giá mạnh, mức quá mua quá bán có thể tương ứng ở 80-40, trong một giai đoạn giảm giá mạnh mức quá mua -quá bán có thể ở 60-20.

Bên cạnh đó, động lượng của RSI cũng giúp xác định chu kỳ giá của thị trường


4.2 Xác định tính phân kỳ của giá
Tính phân kỳ giữa chỉ báo RSI và giá còn có thể được sử dụng để dự báo xu hướng của giá

  • Phân kì tăng giá xảy ra khi chỉ báo RSI ở vùng quá bán sau đó tăng lên nhưng giá cổ phiếu lại giảm đi tại thời gian tương ứng. Khi phân kỳ tăng xảy ra, đó là tín hiệu cho thấy cổ phiếu đang có đà tăng giá.
  • Phân kỳ giảm khi chỉ báo RSI ở vùng quá mua sau đó giảm xuống nhưng giá cổ phiếu lại tăng lên tại thời điểm tương ứng. Khi phân kỳ giảm xảy ra, đó là tín hiệu cho thấy cổ phiếu đang có đà giảm giá.
  • Xác định đỉnh đáy trong một thị trường sideway

5.      Ưu  điểm và nhược điểm của chỉ báo RSI

Nhược điểm:

Giá của một tài sản hay cổ phiếu có thể nằm trong vùng quá mua hoặc quá bán trong một thời gian rất dài.

Các mức quá mua quá bán gắn với các con số 30/70 có thể khiến các nhà đầu tư thiếu tính linh hoạt mặc sai lầm mà không chú ý vào xu hướng thị trường.

Ưu điểm :

Các mức quá mua quá bán giúp nhà đầu tư xác định đúng trạng thái cung cầu và giảm thiểu rủi ro trong việc ra quyết định đầu tư đặc biệt trong giai đoạn thị trường có tính biến động cao.

Đường RSI giúp thể hiện toàn diện về động lượng giá ( phân kì hội tụ giữa RSI với giá và trend line RSI, mức quá mua quá bán…) có thể giúp nhà đầu tư nắm bắt và tiên lượng về chuyển động giá.

6.     Ứng dụng vào tạo chiến thuật đầu tư trên app Entrade

Ví dụ 1 : Mua bán khi RSI đi xuống thoát  vùng quá mua và đi lên ra khỏi vùng quá bán.

Điều kiện mở hợp đồng : RSI (9) cắt lên đường  quá bán ở 30

Điều kiện đóng hợp đông: RSI(9) cắt xuống đường quá mua ở 70

Ví dụ 2:  Mua bán trong giai đoạn thị trường tăng trưởng hoặc suy giảm mạnh.

Điều kiện mở hợp đồng : RSI(14) căt lên mức trung bình 50

Điều kiện đóng hợp đông :RSI(14) cắt xuống mức trung bình 50

Đặc điểm của ví dụ này là chiến thuật giao dịch xác định duy trì được vị thế trong một thị trường ở giai đoạn tăng trưởng  và bị nhiễu trong thị trường sideway. Do đó nhà đầu tư  cần kết hợp thêm điều kiện với các chỉ báo khác để nâng cao hiệu quả nếu sử  dụng cho nhiều giai đoạn thị trường.

RSI là một chỉ báo hữu ích và hiệu quả được kiểm chứng qua lịch sử phát triển lâu dài. Hiệu quả ứng dụng vào thực tiễn tùy thuộc vào bản thân mỗi nhà đầu tư. Hi vọng bài viết giới thiệu đến các nhà đầu tư góc nhìn cơ bản về chỉ báo và giúp ích trong việc tối ưu và sáng tạo các chiến thuật đầu tư.

Source: Entrade research and analysis.