Thử thách 100 triệu: Giữ đúng kỷ luật
Bạn cần học cách đầu tư để giới hạn khả năng thua lỗ, cắt lỗ đúng kỷ luật.
Ở bài trước, bạn đã học được cách chấp nhận một thực tế rằng không phải lúc nào mình cũng đúng. Nếu bạn không nhanh chóng dừng thua lỗ thì sớm muộn gì bạn cũng phải chịu những thua lỗ nặng nề hơn. Tuy nhiên, làm sao biết thời điểm nào bạn cần cắt lỗ, những chuyên gia dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp bạn.
Nên cắt giảm thua lỗ bao nhiêu là hợp lý?
Việc cắt lỗ nó không có quy ước cụ thể, thường thì nó sẽ phụ thuộc vào khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư. Nhưng theo kinh nghiệm của ENTRADE thì bạn nên cắt giảm mọi thua lỗ ở mức 7% – 8% so với giá mua vào ban đầu.
Mẹo nhỏ là bạn có thể chia cắt lỗ thành 2 giai đoạn, giai đoạn 1 là bạn cắt 50% lượng hàng khi bạn bị lỗ 5% so với giá mua, giai đoạn 2 là bạn cắt toàn bộ lượng hàng còn lại khi khoản lỗ vi phạm ngưỡng 7% – 8%. Nếu bạn đang dùng margin thì mức cắt lỗ có thể được siết chặt hơn nữa. Làm được điều này có nghĩa là bạn đang có được sự bảo đảm, dù là rất nhỏ, để tự bảo vệ mình khỏi những thua lỗ có thể xảy đến.
Nếu bạn để một chứng khoán giảm một nửa so với giá mua ban đầu thì chắc chắn bạn phải làm chứng khoán tiếp theo tăng giá gấp đôi để hoà vốn. Nhưng vấn đề là bạn có thường xuyên mua được chứng khoán tăng giá gấp đôi không?
Bạn phải mất bao lâu để đầu tư thành công?
Tất nhiên, thành công không thể đến ngay được. Bạn phải mất vài năm để biết cách kết hợp mọi phương pháp lại với nhau. Đối với hầu hết nhà đầu tư thì việc đọc và hiểu biểu đồ cũng sẽ mất thời gian như vậy. Sau một thời gian học hỏi, bạn nên đưa ra những quyết định lựa chọn cổ phiếu đúng đắn hơn và giảm con số thua lỗ xuống mức 7% – 8%. Các khoản lỗ nhỏ rồi sẽ được bù đắp bởi những cổ phiếu đang thắng thế của bạn.
Hãy coi những khoản thua lỗ là học phí phải trả cho thị trường. Để thành công, bạn phải dành thời gian để học hỏi. Những cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp không thể thành công chỉ trong vòng 3 tháng và các nhà đầu tư thành công cũng vậy. Điểm khác biệt duy nhất giữa một người thành công với tất cả những người bình thường khác là ở sự quyết tâm và tính kiên trì.
Bạn có thể kiên trì đến mức nào?
Liệu bạn đã từng có một chuỗi 10 cổ phiếu cần phải bán để cắt giảm thua lỗ. Nhưng sau đó, cổ phiếu lại lên giá khi thị trường phục hồi và tăng gấp 3 lần. Đôi khi nghĩ lại: “Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi nản lòng và từ bỏ chỉ vì 10 cổ phiếu của mình lúc đó không đem lại kết quả như mong muốn?”
Một việc khá khó khăn đó là phải gạt bỏ những cảm xúc thường đi liền với các quyết định, như quyết định cắt giảm thua lỗ chẳng hạn. Thật không dễ chịu khi phải bán đi một cổ phiếu mà bạn mới mua vài tuần trước đó chỉ vì nó giảm 8% so với giá ban đầu. Như thế là cảm xúc đang điều khiển bạn. Dù đang ở thế bất lợi, chúng ta cần phải bảo vệ quyết định ban đầu của mình và xác định sẽ giữ lại những cổ phiếu đó.
Nhưng bạn không thể mãi chỉ nhìn vào tấm gương quá khứ. Như thế thì bạn có thể sẽ luôn băn khoăn với những từ như “đã có thể”, “giá như”, “lẽ ra nên”… Bạn mua cổ phiếu đó cách đây một tuần hoặc một tháng, chứ không phải bạn vừa mua hôm nay. Vậy thì hôm nay mọi chuyện đã hoàn toàn khác và bạn phải tự bảo vệ chính mình khỏi những thua lỗ to lớn có thể xảy đến bất kỳ. Cần phải làm được như vậy thì bạn mới có thể tiếp tục đầu tư.
Tại sao lại chọn con số 7% – 8% như là một quy tắc cắt giảm thua lỗ?
Nếu bạn cắt giảm thua lỗ ở mức 7% – 8% thì bạn sẽ luôn “sống sót” trong những lần đầu tư tiếp theo. Chúng tôi từng chứng kiến rất nhiều người bị phá sản hay suy sụp tinh thần chỉ bởi họ quá say mê một loại cổ phiếu nào đó, nhưng khi cổ phiếu đó mất giá, họ không dám đối mặt với thực tế và thừa nhận sai lầm để quyết định bán ra. Nếu đã đến thời điểm cần phải bán mà bạn lại dao động hay do dự thì sớm muộn gì bạn cũng bị thua lỗ nặng nề. Những khoản lỗ lớn sẽ làm bạn mất tự tin, điều không thể xảy ra nếu bạn còn muốn tiếp tục đầu tư.
Nếu bạn lo lắng, hãy nhớ đến câu ngạn ngữ sau: “Hãy bán ra để ngủ cho yên” để giảm bớt áp lực. Hãy nghĩ rằng, không phải là bạn bán hết đi mà chỉ bán một phần nào đó để bạn có thể yên tâm hơn. Nếu bạn cắt giảm thua lỗ ở mức 7% hoặc 8% so với giá mua vào ban đầu thì hãy bán ra một số cổ phiếu nào đó khi bạn đang lãi từ 25% đến 30%. Như thế có nghĩa là tuy bạn chỉ đúng một lần mà sai hai lần thì cũng không có gì rắc rối xảy ra cả.
Bạn nên giữ lại lâu hơn những cổ phiếu hoạt động tốt nhất để kiếm được những khoản lợi nhuận lớn hơn. Hãy nhớ điều này, luôn bán những cổ phiếu hoạt động kém nhất chứ không phải bán những cổ phiếu hoạt động tốt nhất trước.
Mức độ rủi ro đối với mọi cổ phiếu nói chung là gì?
Theo phương pháp này, rủi ro trong bất kỳ cổ phiếu nào luôn được giới hạn ở mức 8%, kể cả khi bạn mua cổ phiếu hàng đầu. Không có ngoại lệ.
Tóm lại, bạn cần nhớ những điều sau đây:
• Nếu bạn là nhà đầu tư mới, hãy chuẩn bị đối mặt với những thua lỗ nhỏ nhất định.
• Luôn cắt giảm thua lỗ ở mức 7% – 8% so với giá mua vào.
• Kiên trì là bí quyết trong đầu tư. Đừng nản chí.
• Học hỏi kinh nghiệm đầu tư không thể “một sớm một chiều”. Bạn phải dành thời gian và công sức mới đạt được thành công.
Tại ENTRADE, ngay khi mở tài khoản, bạn sẽ được yêu cầu xác định mức cắt lỗ giới hạn của mình. Công cụ này giúp nhà đầu tư có thể giữ vững được kỷ luật, tránh bị những cảm xúc chi phối.
Một trong những nguyên nhân khiến nhà đầu tư còn rụt rè với chứng khoán phái sinh là do chưa hiểu rõ cách thức giao dịch; chưa nhận thức rõ những rủi ro có khả năng xảy ra; thiếu kế hoạch và kỷ luật đầu tư. Trong khi đó, mức chi phí bỏ ra để đầu tư một hợp đồng tương lai là không nhỏ.
Chính vì vậy, ENTRADE đã cho ra mắt tính năng Trải nghiệm giao dịch chứng khoán phái sinh ra đời để phá bỏ những rào cản trên, giúp nhà đầu tư giao dịch khi chưa cần đầu tư tiền thật, tích lũy kiến thức và kinh nghiệm trước khi bước sang giai đoạn thực chiến.
Entrade.com.vn chúc các bạn sẽ thành công!
- Đăng ký tài khoản ngay để giao dịch phái sinh tại ENTRADE.
- Để gia nhập cộng đồng nhà đầu tư tại ENTRADE, tham gia Group Facebook hoặc Zalo.
- Bạn cần hỗ trợ, chat với Entrade tại đây