Bollinger Band - Bước tiến của phân tích kỹ thuật (Phần 1)

. 6 min read

Phân tích kỹ thuật hoạt động chính xác bởi vì mọi người nhìn vào nó. Và nếu mọi người quan tâm, tôi quan tâm - John Bollinger

  1. Nhà phát kiến " Bollinger Band ''

Cầu nối của hai trường phái phân tích

John Bollinger được biết đến bởi những đóng góp to lớn của ông trong lĩnh vực phân tích kĩ thuật và là người sáng lập ra chỉ số Bollinger Bands (1980 ) - công cụ gần như mặc định trong tất cả các phần mềm phân tích kỹ thuật hiện nay với tính đơn giản hiệu quả và ứng dụng rất cao.

John Bollinger là chuyên gia phân tích tài chính đầu tiên trên thế giới đạt được cả hai chứng chỉ CFA (Chartered Financial Analyst) và CMT (Chartered Market Technician). Kể từ sau khi John Bollinger lấy được cả hai chứng chỉ này và ứng dụng thành công chúng vào thực tế thì ngày càng có nhiều chuyên gia tài chính của Wall Street tìm học và đạt được cả hai bằng này. Họ nhận ra rằng mỗi loại đều có những điểm mạnh riêng và tốt nhất là nên nghiên cứu cả hai để làm tăng khả năng thành công của mình. (trước đó hầu hết mọi người vẫn có rằng hai phương pháp này là đối lập và xung đột với nhau về nguyên lý cốt lõi và chỉ được chọn một trong hai).

Có thể nói ông là một trong những nhà đầu tư tiên phong tạo dựng cầu nối cho phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật. Ông tập trung vào điểm trùng khớp giữa phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản và đề xuất một cách tiếp cận gọi là '' Rational Analysis'' (phân tích hợp lý). Ông tin rằng cách tiếp cận này cung cấp cho nhà đầu tư một công cụ toàn diện chặt chẽ và nghiêm ngặt để phân tích thị trường khi kêt hợp phân tích kỹ thuật ,phân tích hành vi ,phân tích định lượng và phân tích cơ bản để áp dụng trong mọi tình huống.

Thực tế chỉ ra rằng : Phân tích cơ bản giúp chọn được những cổ phiếu tốt. Tuy nhiên, nếu mua sai thời điểm thì nhà đầu tư vẫn có thể bị lỗ nặng. Phân tích kỹ thuật sẽ giúp chọn thời điểm thích hợp để bắt đầu mua vào.

John Bollinger - Chuyên gia phân tích tài chính

Ý tưởng thay đổi niềm tin trong đo lường biến động

Ý tưởng đó bây giờ có vẻ hiển nhiên, nhưng vào thời điểm đó, đó là một bước nhảy vọt của niềm tin. Vào thời điểm đó, sự biến động giá chứng khoán được cho là một đại lượng tĩnh, và nếu nó thay đổi chút nào, thì nó chỉ xảy ra trong một ý nghĩa rất dài hạn. Ngày nay chúng ta biết độ biến động giá là một đại lượng động.

Độ lệch chuẩn là một phép đo toán học về phương sai trung bình và có các đặc điểm nổi bật trong thống kê, kinh tế, kế toán và tài chính và đo lường mức độ phân bố của tập dữ liệu so với trung bình. Việc ứng dụng độ lệch chuẩn nâng cao sự thích ứng của công cụ đo lường biến động với thay đổi thị trường.

2. Bollinger Band là gì?

Khái niệm và mục đích sử dụng

Bollinger Band là một công cụ phân tích kỹ thuật được xác định bởi 3 đường: đường trung tâm (dải giữa) làm cơ sở và hai đường dải trên, dải dưới xung quanh cấu trúc giá  được vẽ dựa trên đường trung tâm với việc tịnh tiến theo độ lệch chuẩn của giá trong 20 ngày. Đường trung tâm được chọn là đường trung bình động của đường giá.

Bollinger Band cung cấp các định nghĩa tương đối về cao và thấp có thể được sử dụng để tạo ra các phương pháp tiếp cận giao dịch chặt chẽ theo các mẫu hình sẵn có từ đó khám phá các cơ hội mang lại cho nhà đầu tư xác suất xác định đúng. Bollinger hoạt động tốt nhất khi dải giữa được chọn để phản ánh xu hướng trung hạn

Bollinger và 3 đường thành tố cơ bản

Công thức

Bollinger trên =MA(TP,n)+m∗σ[TP,n]

Bollinger dưới=MA(TP,n)−m∗σ[TP,n]

Trong đó

MA(Moving average)= Trung bình động đơn giản

TP =( Giá cao nhất + Giá thấp nhất + Giá đóng cửa)÷3

n=20 ( số đơn vị thời gian tính trong chu kỳ)

m=2 ( số lần độ lệch chuẩn)

σ[TP,n]= Độ lệch chuẩn của giá  qua n phiên

Một số lưu ý về công thức

-Các hệ số chu kì và số lần độ lệch chuẩn có thể thay đổi tùy vào cách sự dụng của nhà đầu tư Nhưng đối với đa số nhà đầu tư chúng tôi khuyến cáo sử dụng  chu kì n= 20 và  số lần độ lệch chuẩn m=2.

-Dải Bollinger Bands truyền thống dựa trên một đường trung bình động đơn giản. Điều này là do giá trị trung bình đơn giản được sử dụng trong tính toán độ lệch chuẩn và nhằm nhất quán về mặt logic

3. Ưu nhược điểm của chỉ báo kỹ thuật Bollinger Band

Nhược điểm:

  • Một cổ phiếu có thể giao dịch trong thời gian dài theo xu hướng , mặc dù có một số biến động theo thời gian. Do đó tính cần sử dụng Bollinger theo hướng đánh giá xu hướng chứ không đơn thuần đánh giá quá mua quá bán.
  • Độ trễ : Bởi vì chúng được tính toán từ một đường trung bình động đơn giản, chúng có trọng lượng dữ liệu giá cũ hơn giống với dữ liệu gần đây nhất, có nghĩa là thông tin mới có thể bị pha loãng bởi dữ liệu lỗi thời.
  • Bollinger band không phải một hệ thống giao dịch riêng lẻ mà chỉ cung cấp thông tin động lượng giá. Nó cần sử dụng với các chỉ báo khác trong giao dịch
  • Việc sử dụng SMA 20 ngày và 2 độ lệch chuẩn là một chút tùy tiện và có thể không hiệu quả với mọi người trong mọi tình huống và thị trường.

Ưu điểm

  • Áp dụng trong tất cả các thị trường tài chính bao chứng khoán, chỉ số, ngoại hối, hàng hóa, hợp đồng tương lai, quyền chọn và trái phiếu.
  • Áp dụng đa khung thời gian, từ những khoảng thời gian rất ngắn hạn 5 phút,15 phút, 30 phút đến hàng giờ, hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng .
  • Giúp xác định tốt biến động cực ngắn từ đó thiết lập các tỷ lệ cược có lợi.

Trong phần 2, Entrade sẽ giới thiệu cụ thể về cách áp dụng chỉ báo Bollinger Band trong việc phân tích đồ thị và ứng dụng chỉ báo này tạo bot giao dịch tự động trên app giao dịch Entrade

Source : Entrade tổng hợp và nghiên cứu.



Tags

Advertise

Image Alternative Text

Instagram