10 bước để xây dựng một chiến lược giao dịch hiệu quả
Tránh thua lỗ cơ bản là xây dựng một chiến lược giao dịch tổng thể
- Đánh giá năng lực bản thân
- Chuẩn bị về tinh thần
- Đánh giá rủi ro
- Đặt ra mục tiêu
- Làm bài tập nghiên cứu
- Chuẩn bị giao dịch
- Đặt ra mục tiêu chốt lời lỗ
- Đưa ra nguyên tắc mở trạng thái
- Giữ kết quả giao dịch
- Rút kinh nghiệm sau giao dịch
Giao dịch trong ngày là một loại hình kinh doanh, do vậy cần trader cần có kiến thức, công cụ và đặc biệt là một kế hoạch giao dịch được suy nghĩ kỹ, thử nghiệm và rút kinh nghiệm liên tục.
Đi vào giao dịch mà không có kế hoạch thì không khác nào vứt tiền ra khỏi cửa sổ.
1.Đánh giá năng lực của bản thân
Câu hỏi đặt ra luôn là, bạn đã sẵn sàng để giao dịch chưa? Bạn đã có thời gian test hệ thống giao dịch của mình thông qua giao dịch ảo hoặc backtest nó chưa? Bạn có thể theo sát các tín hiệu mở, đóng trạng thái một cách tự tin hay không?
Giao dịch trong ngày là cuộc chơi cho đi và nhận. Trader chuyên nghiệp luôn chuẩn bị trước và sẵn sàng tinh thần để kiếm lợi nhuận từ những người trader nghiệp không có chuẩn bị và sẵn sàng vứt tiền đi thông qua các lỗi giao dịch của họ.
2. Chuẩn bị về tinh thần
Bạn cảm thấy thế nào? Có ngủ ngon không? Bạn có say rượu không? Bạn có sẵn sàng với việc vượt qua những trở ngại để chiến thắng các trader khác không?
Nếu bạn không có một tinh thần thoải mái, sự tập trung với việc giao dịch của mình thì bạn nên tốt nhất là không trade vì chắc chắn bạn sẽ mất tiền. Trader luôn cần sự tập trung, thậm chí họ còn có câu cửa miệng nhắc đi nhắc lại để đưa mình trạng thái sẵn sàng giao dịch.
3. Đặt ra ngưỡng rủi ro
Tỷ lệ rủi ro một lần giao dịch của bạn là bao nhiêu phần trăm của số tiền bạn đang quản lý? Tỷ lệ này tuỳ thuộc vào năng lực quản trị rủi ro của bạn. Thường tỷ lệ dao động từ 1-5% số tiền bạn quản lý.
Ví dụ bạn giao dịch với 100tr VND trong tài khoản. Tỷ lệ rủi ro một lần chấp nhận là 5% nghĩa là với một lần mở trạng thái bạn sẵn sàng mất tối đa là 5 triệu VND.
Ngoài ra, bạn cần biết số tiền tối đa cho phép bạn mất trong một ngày. Cùng với ví dụ trên, bạn có thể sẵn sàng lỗ 2 lần, nghĩa là 10 triệu trong một ngày. Điều này có nghĩa nếu giao dịch trong một ngày bạn lỗ 10triệu thì bạn sẽ nghỉ và ngày mai lại giao dịch tiếp.
Thị trường luôn tồn tại và giao dịch, nếu ngày hôm nay không phải ngày của bạn, hay đợi đến ngày mai.
4. Đặt mục tiêu
Trước khi mở một trạng thái, bạn hãy đặt mục tiêu rõ ràng dựa trên tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận. Tỷ lệ rủi ro và lợi nhuận nào mà bạn chấp nhận? Khả năng ăn 1triệu cho một deal trong khi mất tối đa là 500 nghìn? Việc này quan trọng đồng nghĩa với việc bạn đặt ra ngưỡng cắt lỗ của bản thân với một lần mở trạng thái.
Entrade cung cấp công cụ cho bạn cắt lỗ tự động và yêu cầu bắt buộc bạn phải sử dụng để hỗ trợ bạn quản trị rủi ro. Bạn có thể xem thêm tại đây.
Ngoài ra, bạn cũng cần đặt ra một mục tiêu về lợi nhuận theo tuần, theo tháng để giúp bạn xem lại và cải thiện chiến lược giao dịch của mình định kỳ.
5. Chuẩn bị trước giao dịch (Do your homework)
Trước khi giao dịch, bạn cần biết chuyện gì đang xảy ra trên thế giới. Có tin gì mới về vĩ mô, kết quả kinh doanh chung thế nào? Hãy đọc các trang tin như cafef.vn, ndh.vn, vietstock.vn.
Trader chuyện nghiệp giao dịch dựa trên tỷ lệ thành công chứ không đặt cược đánh bạc.
6. Chuẩn bị cho giao dịch
Sử dụng đồ thị kỹ thuật của Entrade cung cấp để bạn vẽ các đường chỉ báo, vẽ các ngưỡng hỗ trợ lớn, và làm rõ các ngưỡng kháng cự để bạn hiểu được các rủi ro và cơ hội có thể đến khi giao dịch.
7. Đặt ra nguyên tắc đóng trạng thái( exit rules)
90% trader thường tập trung quá nhiều vào việc tìm ra các tín hiệu mua mà bỏ quên việc đặt ra tín hiệu bán. Nhìn chung, các trader đều gặp khó khăn bán khi lỗ.
Người ta có câu: Lời thì chốt sớm, lỗ thì lì lợm
Bạn hãy đặt ra ngưỡng cắt lỗ của mình. Khi mà ngưỡng cắt lỗ bị chạm, có nghĩa là bạn đã phán đoán sai thị trường. Đừng quá trách bản thân vì chuyện đó. Trader chuyên nghiệp cũng có nhiều deal lỗ hơn các deal lời, tuy nhiên họ học được việc giới hạn mức lỗ của mình và cuối cùng họ vẫn lãi.
Trước khi giao dịch, bạn hay đặt ra điểm exit cho mình. Luôn có ít nhất 2 ngưỡng, Một cắt lỗ, hai là chốt lời khi đạt target.
8. Đặt ra ngưỡng mở trạng thái
Mở trạng thái là điều thứ 8 sau đóng trạng thái là có lý do của nó. Vì việc xác định ngưỡng đóng trạng thái quan trọng hơn nhiều ngưỡng mở trạng thái.
Hệ thống tin hiệu giao dịch của bạn phải được nghiên cứu kỹ đủ để kiếm lợi nhuận nhưng cũng cần phải đủ đơn giản để bạn có thể ra được quyết định nhanh. Nếu điều kiện quá nhiều, bạn sẽ khó ra quyết định.
9. Quản lý lịch sử giao dịch
Thị trường luôn thay đổi, do vậy trader luôn phải hoàn thiện kỹ năng cũng như kế hoạch giao dịch của mình. Trader tốt luôn giữ lại lịch sử giao dịch của mình để có thể rút kinh nghiệm và đánh giá những lần ra quyết định đó.
Bạn có thể viết comment vào những lần trade, lý do vì sao mở giao dịch, nguyên tắc exit, ngưỡng hỗ trợ, ngưỡng kháng cự v.v. Tất cả những thông mà bạn nghĩ có thể giúp bạn rút kinh nghiệm khi xem lại các giao dịch của mình.
Entrade có phát triển hệ thống Trade Analytics để giúp bạn việc này.
10. Thực hiện rút kinh nghiệm
Không một ai có thể có một chiến lược giao dịch tốt ngay từ đầu. Nhưng trong quá trình giao dịch chúng ta có thể xem lại được những lỗi đã mắc phải từ đó để hoàn thiện chiến lược giao dịch của mình hơn.
Cuối cùng, hãy nhớ rằng:
Đừng ưu tiên mục tiêu của bạn là kiếm tiền, hãy đặt mục tiêu là bảo toàn tiền của bạn trước.