MACD - Đường trung bình động hội tụ phân kỳ

. 4 min read

Đường trung bình động hội tụ phân kỳ là gì?

Đường trung bình động hội tụ phân kỳ là một chỉ báo động lượng theo xu hướng cho thấy mối liên hệ giữa 2 đường trung bình động của giá một tài sản nhất định. Đường MACD này được tính bằng cách trừ đi đường trung bình động theo hàm mũ (EMA) 26 kỳ khỏi đường trung bình động theo hàm mũ 12 kỳ.

Kết quả ta có được sau khi thực hiện phép tính là đường MACD. Đường EMA 9 kỳ của MACD được mặc định là đường tín hiệu và vẽ lên trên cùng một biểu đồ với đường MACD. Đường tín hiệu này được sử dụng để xác định các điểm mua và bán tài sản đang được nói đến. NĐT có thể mua tài sản khi đường MACD cắt lên trên đường tín hiệu, hoặc bán tài sản trong trường hợp ngược lại. Có nhiều cách để phân tích đường MACD, tuy nhiên 3 cách phổ biến nhất là: Giao nhau, Phân kỳ và Tăng/Giảm nhanh.

Công thức tính MACD:

MACD = EMA 12 kỳ - EMA 26 kỳ

MACD được tính bằng cách lấy EMA 12 kỳ trừ đi EMA 26 kỳ. Đường trung bình động theo hàm mũ (EMA) là đường trung bình động đặt nhiều trọng số lên các dữ liệu gần nhất hơn là các dữ liệu trong quá khứ. Vì vậy đường EMA phản ánh các thay đổi về giá nhanh hơn so với đường trung bình động thông thường (SMA).

MACD có giá trị dương khi EMA 12 kỳ (màu xanh dương) nằm trên EMA 26 kỳ (màu đỏ) và giá trị âm trong trường hợp ngược lại. Đường MACD nằm càng xa đường cơ sở thì khoảng cách giữa 2 đường EMA cũng càng xa nhau. Trong biểu đồ sau, bạn có thể thấy 2 đường EMA áp dụng vào biểu đồ tương ứng với đường MACD (màu xanh) cắt lên trên hoặc xuống dưới đường cơ sở (đường gạch đứt màu đỏ) trong phần chỉ báo phía dưới biểu đồ giá.

MACD và RSI

Chỉ báo sức mạnh tương đối (RSI) được dùng để xác định tín hiệu khi thị trường trong trạng thái quá mua hoặc quá bán so với vùng giá hiện tại. Chỉ báo RSI là một bộ dao động tính toán mức tăng và giảm giá trung bình trong một khoảng thời gian nhất định; khoảng thời gian mặc định là 14 kỳ với các giá trị giới hạn từ 0 đến 100.

MACD đo lường mối quan hệ giữa hai EMA, trong khi chỉ số RSI đo lường sự thay đổi giá liên quan đến mức cao và thấp của vùng giá hiện tại. Hai chỉ số này thường được sử dụng cùng nhau để cung cấp cho các NĐT một bức tranh kỹ thuật đầy đủ hơn về thị trường.

Các chỉ số này đều đo động lượng trong một thị trường, nhưng vì chúng đo lường các yếu tố khác nhau, đôi khi chúng đưa ra các chỉ dẫn trái ngược. Ví dụ, chỉ báo RSI có thể hiển thị mức đọc trên 70 trong một khoảng thời gian, cho thấy thị trường bị quá mua, trong khi chỉ báo MACD cho thấy thị trường vẫn đang tăng trong đà mua. Cả 2 chỉ báo có thể báo hiệu sự thay đổi xu hướng sắp tới bằng cách hiển thị phân kỳ so với giá (giá tiếp tục cao hơn trong khi chỉ báo quay đầu thấp hơn hoặc ngược lại).

Hạn chế của MACD

Một trong những vấn đề chính với sự phân kỳ là nó thường có thể báo hiệu một sự đảo chiều của giá có thể xảy ra nhưng sau đó không có sự đảo chiều nào thực sự xảy ra cả. Vấn đề khác là phân kỳ không dự báo tất cả các sự đảo chiều. Nói cách khác, nó dự đoán quá nhiều sự đảo chiều không xảy ra và không dự báo đủ những sự đảo chiều thực sự xảy ra.

Sự phân kỳ giả thường xảy ra khi giá của một tài sản đi ngang, chẳng hạn như trong một khoảng giá hoặc mô hình tam giác theo xu hướng. Sự chậm lại trong động lượng - chuyển động đi ngang hoặc chuyển động theo xu hướng chậm - của giá sẽ khiến cho đường MACD bị kéo ra khỏi các điểm cực trị trước đó và bị hút về các đường zero ngay cả khi không có sự đảo chiều thực sự.



Tags

Advertise

Image Alternative Text

Instagram