Thời gian giao dịch và cách thức khớp lệnh trên thị trường phái sinh

. 8 min read

Thời gian giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh cũng giống như thời gian giao dịch trên thị trường cơ sở. Các loại lệnh và cách thức khớp lệnh cũng tương tự.

Các phiên giao dịch cụ thể như sau:

- Phiên sáng:

• Phiên khớp lệnh định kỳ mở cửa: 8h45 – 9h00 (sớm 15 phút so với chứng khoán cơ sở)

• Phiên khớp lệnh liên tục: 9h00 – 11h30

- Phiên chiều

• Phiên khớp lệnh liên tục: 13h00 – 14h30

• Phiên khớp lệnh định kỳ đóng cửa: 14h30 – 14h45 (kết thúc cùng với chứng khoán cơ sở)

Giao dịch thỏa thuận: 8h45 – 14h45

Khớp lệnh là gì?

Khớp lệnh là việc ghép nối các lệnh mua và bán tại một mức giá phù hợp. Việc khớp lệnh sẽ tuân theo nguyên tắc ưu tiên của thị trường;

- Ưu tiên về thời gian: Các lệnh nhập lên trước sẽ được thực hiện trước

- Ưu tiên về giá:

- Lệnh mua có mức giá cao hơn được ưu tiên khớp trước

- Lệnh bán có mức giá thấp hơn được ưu tiên khớp trước

Trong phiên khớp lệnh định kỳ, sau khi các nhà đầu tư đặt lệnh, các yêu cầu sẽ được tính toán để tìm ra mức giá mà khối lượng giao dịch lớn nhất. Như vậy, một nhà đầu tư có thể đặt giá trong khoản từ 8h45 tới 9h, tuy nhiên, kết quả về giá và mức khớp lệnh chỉ được biết vào lúc 9h.

Trong phiên khớp lệnh liên tục, sau khi các nhà đầu tư đặt lệnh, hệ thống sẽ ngay lập tức so sánh với các lệnh khác, nếu 2 lệnh có thể khớp với nhau (mua và bán tại cùng 1 mức giá), ngay lập tức sẽ được thực hiện.

Khớp lệnh định kỳ là gì?

Khớp lệnh định kỳ là việc so sánh tất cả các yêu cầu (giá và khối lượng) được nhập lên hệ thống trong 1 khoảng thời gian, sau đó hệ thống sẽ tìm ra mức giá lý tưởng mà tại đó, có nhiều yêu cầu (cả mua và bán) được thực hiện nhất.

Khớp lệnh định kỳ được sử dụng vào 15 phút đầu tiên và cuối cùng để xác định giá mua đầu ngày và giá bán cuối ngày.

Khớp lệnh liên tục là gì?

Khớp lệnh liên tục là so sánh ngay khi các lệnh mới được nhập lên hệ thống để kết nối các lệnh mua và bán phù hợp (cùng 1 mức giá).

Các loại lệnh trên thị trường

Có 4 loại lệnh chính trên thị trường bao gồm: Lệnh giới hạn (LO), Lệnh thị trường (MTL, MOK, MAK), Lệnh ATO và ATC.

1. Lệnh LO

Lệnh LO là lệnh mua tại 1 mức giá xác định, tuy nhiên khi tới phiên Khớp lệnh định kỳ, lệnh LO có thể khớp với 1 mức giá khác nhưng sẽ tốt hơn cho Nhà đầu tư (NĐT). Nếu nhà đầu tư đặt giá mua cao hơn giá chốt phiên sẽ được mua với giá thấp hơn trong khi nhà đầu tư đặt giá bán thấp hơn sẽ bán với giá cao hơn.

2. Lệnh thị trường

Lệnh thị trường là lệnh mua tại mức giá bán thấp nhất đang có và bán với mức giá mua cao nhất trên thị trường.

Có 3 loại lệnh thị trường khác nhau:

- Lệnh MTL: Sau khi được khớp lệnh, phần còn thừa chưa được xử lý sẽ chuyển thành lệnh LO

- Lệnh MOK: Lệnh chỉ chấp nhận khớp toàn bộ số lượng yêu cầu, không cho phép khớp ít hơn, nếu không lệnh sẽ bị hủy.

- Lệnh MAK: Sau khi được khớp lệnh, phần còn thừa sẽ bị hủy.

3. Lệnh ATO/ATC

- Lệnh ATO: Lệnh đặt mua hoặc bán với bất kể giá nào vào phiên định kỳ mở cửa

- Lệnh ATC: Lệnh đặt mua hoặc bán với bất kể giá nào vào phiên định kỳ mở cửa

Ngoài ra, trên thị trường còn có lệnh PLO - lệnh đặt mua/bán với duy nhất 1 giá đóng cửa và không được hủy ngang lệnh.

Cách đặt lệnh LO như thế nào?

Lệnh giới hạn (LO) là lệnh đặt mua/ đặt bán tại một mức giá xác định hoặc tốt hơn (phiên định kỳ). Lệnh có hiệu lực từ khi nhập vào cho tới kết thúc ngày giao dịch

Lệnh LO là một lệnh chờ, tức là bạn sẽ xếp hàng chờ mua bán chứ không thể ngay lập tức khớp lệnh

Ví dụ: Khi nhà đầu tư mua hợp đồng VN30F1909 bằng 1 lệnh LO thì lệnh đó sẽ xếp kế tiếp theo các lệnh đã có sẵn trên thị trường.

Nếu nhà đầu tư đặt mua 10 hợp đồng giá 883.2, thì tổng khối lượng tại giá 883.2 sẽ tăng lên 10 hợp đồng lên mức 52. Nếu không thể khớp lệnh toàn bộ 52 hợp đồng, các yêu cầu sẽ được khớp theo thứ tự ưu tiên.

Khi vào phiên ATO/ATC; các lệnh LO sẽ được ưu tiên thực hiện sau các lệnh ATO/ATC. Sau khi xác định được mức giá của phiên, các lệnh LO đủ điều kiện sẽ được mua bán với giá tốt hơn (mua rẻ, bán đắt).

Ví dụ: Vào phiên ATO, nhà đầu tư A đặt mua lệnh LO mức giá 889.1, sau khi kết thúc phiên, giá xác định là 888.5, như vậy nhà đầu tư A được quyền mua với mức giá chỉ là 888.5 thay vì 889.1 (mức giá đặt thấp hơn sẽ không được thực hiện).

Tương tự, nếu nhà đầu tư B đặt lệnh bán 888.0 sẽ được bán với giá 888.5 (mức giá bán cao hơn sẽ không được thực hiện).

Lệnh thị trường thực hiện như thế nào?

Lệnh thị trường (MTL) là lệnh mua tại giá thấp nhất và bán tại giá cao nhất đang có trên thị trường. Đây là lệnh được nhà đầu tư sử dụng thường xuyên khi muốn thực hiện khớp lệnh nhanh nhất có thể.

Sau khi được nhập lên hệ thống, thay vì phải “xếp hàng” để đợi khớp lệnh như lệnh LO, các lệnh thị trường (MTL) sẽ ngay lập tức khới với mức giá mua cao nhất (đối với lệnh bán) và mức giá bán thấp nhất (đối với lệnh mua).

Sau khi khớp lệnh, nếu vẫn còn khối lượng chưa được thực hiện hết, thì phần dư này sẽ chuyển thành lệnh LO tại mức giá kế tiếp với mức giá vừa khớp. Quá trình sẽ tiếp tục cho tới khi nào khớp hết tất cả khối lượng đã đặt.

Lệnh MTL chỉ có hiệu lực trong phiên khớp lệnh liên tục và cũng không thể đặt khi chưa xuất hiện lệnh LO. Trong phiên khớp lệnh định kỳ, thì lệnh MTL được thay thế bằng lệnh ATO (phiên mở cửa) và ATC (phiên đóng cửa).

Lệnh thị trường sử dụng khi nhà đầu tư muốn mua đuổi, sẵn sàng mua bán với bất kỳ giá nào (mua tại giá cao, bán tại giá thấp). Đối với lệnh thị trường mua, nhà đầu tư biết chắc chắn sẽ tăng giá và muốn mua gom. Đối với lệnh thị trường bán, nhà đầu tư biết chắn chắn giá sẽ giảm và muốn bán tháo để chốt lời.

Ví dụ: Trong 1 phiên khớp lệnh liên tục, có các lệnh sau được nhập lên hệ thống.

Ngay lúc đó, xuất hiện 1 lệnh mua MTL với khối lượng 100, ngay lập tức lệnh sẽ được khớp ngay với giá 884.6 (khối lượng 75), 25 hợp đồng còn lại sẽ được khớp tại mức giá 884.7. Trên thị trường chỉ còn lại lệnh đặt bán thấp nhất là 884.7 với khối lượng 43.

Lệnh MOK: Chỉ khớp toàn bộ khối lượng đã đặt, nếu không sẽ tự động hủy lệnh.

Lệnh MAK: Phần còn dư sau khi khớp lệnh lần đầu tiên sẽ được hủy chứ không chuyển thành lệnh LO.

Thực tế thì lệnh MOK và MAK ít được nhà đầu tư sử dụng, nên tại ENTRADE bạn cũng không được đặt 2 lệnh này.

Lệnh ATO/ATC là gì?

Cả lệnh ATO và ATC đều là lệnh mua với bất kỳ giá nào trong phiên khớp lệnh định kỳ. Nhà đầu tư chỉ cần nhập khối lượng và không cần xác nhận giá.

Các lệnh ATO/ATC sẽ được ưu tiên tính toán trước lệnh LO.

Lệnh ATO (at the opening) là lệnh vào phiên định kỳ mở cửa.

Lệnh ATC (at the closing) là lệnh vào phiên định kỳ đóng cửa.

Nhà đầu tư đặt lệnh ATO hay ATC để được ưu tiên thực hiện việc mua bán tại bất kỳ giá nào mà thị trường có lệnh đối ứng.

Entrade.com.vn chúc các bạn sẽ thành công!



Tags

Advertise

Image Alternative Text

Instagram