Đường trung bình động theo hàm mũ (EMA) được tính như thế nào?

Đường trung bình động theo hàm mũ (EMA) là đường trung bình động có trọng số (WMA) trong đó mức độ quan trọng của dữ liệu giá mới hơn được đánh giá cao hơn so với cách tính đường trung bình động đơn giản (SMA). EMA phản ứng nhanh hơn với những thay đổi giá gần đây hơn so với SMA. Công thức tính EMA sử dụng một hệ số nhân và bắt đầu với SMA.

Tính SMA và EMA
Ba bước để tính EMA là:

  • Tính SMA
  • Tính hệ số nhân cho trọng số EMA
  • Tính EMA hiện tại

Việc tính toán cho SMA rất đơn giản. SMA cho một khoảng thời gian chỉ đơn giản là tổng giá đóng cửa của cổ phiếu trong khoảng thời gian đó, chia cho số đơn vị thời gian. Ví dụ, SMA 10 ngày chỉ là tổng giá đóng cửa trong 10 ngày, chia cho 10.

Công thức toán học trông như thế này:

Công thức tính hệ số nhân có trọng số như thế này:

(Trong cả hai trường hợp, chúng tôi sử dụng SMA 10 ngày.)

Vì vậy, khi tính toán EMA của một cổ phiếu:

Trọng số được đưa ra cho mức giá gần đây hơn sẽ lớn hơn đối với EMA trong thời gian ngắn so với EMA trong thời gian dài. Ví dụ: hệ số nhân 18,18% được áp dụng cho dữ liệu giá gần đây nhất cho EMA 10 ngày, trong khi EMA 20 ngày chỉ sử dụng tỷ lệ nhân 9,52%. Có một số biến thể của EMA trong đó sử dụng giá mở, cao, thấp hoặc trung bình thay vì sử dụng giá đóng cửa.

Cách sử dụng EMA: Dải ruy băng trung bình động
NĐT sử dụng đường trung bình động trong việc đưa ra các chiến lược giao dịch. Điều này được thực hiện thông qua việc quan sát di chuyển của nhiều đường trung bình động được vẽ trên cùng một biểu đồ giá. Mặc dù có vẻ phức tạp nhưng dải ruy băng trung bình động này tạo ra một cách hiệu quả và đơn giản để hình dung mối quan hệ động giữa các xu hướng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. NĐT dựa vào đây để xác định các điểm đổi chiều, điểm tiếp diễn, tình trạng quá mua/quá bán, để xác định các khu vực hỗ trợ và kháng cự, và để đo lường sức mạnh của xu hướng giá.

Các tín hiệu mua và bán được hình thành khi các đường trung bình động cắt nhau tại một điểm, trong đó tín hiệu mua được hình thành khi các đường trung bình động ngắn hạn vượt qua các đường trung bình động dài hạn hơn từ bên dưới và tín hiệu bán được hình thành khi các đường trung bình ngắn hơn cắt qua các đường dài từ phía trên.

Khi tất cả các đường trung bình động đều hội tụ thành một điểm gần trên biểu đồ, xu hướng hiện tại của thị trường có thể yếu đi và báo hiệu sự đảo chiều. Ở chiều ngược lại, khi các đường trung bình động di chuyển cách xa nhau, xu hướng hiện tại của thị trường nhiều khả năng vẫn được duy trì.

Xu hướng giảm được hình thành khi các đường trung bình động ngắn hơn cắt xuống các đường trung bình động dài hơn. Ngược lại, xu hướng tăng được hình thành khi đường trung bình động ngắn hơn cắt lên trên các đường trung bình động dài.

Nguồn: Investopedia.com